Top 15 Điều giáo viên muốn phụ huynh cần biết

Xin hãy viết giấy xin phép hoặc nhắn tin cho cô nếu con nghỉ học.

Đã có không ít các trường hợp phụ huynh cho con nghỉ học vài ba ngày nhưng chẳng có lời xin phép nào. Vì vậy, khi đề cập đến việc viết giấy phép nghỉ học, nhiều giáo viên cảm thán: có xin phép là… tốt rồi!

Học sinh nghỉ học, phụ huynh cần thông báo đến giáo viên chủ nhiệm để thầy cô an tâm. Vì thế, chọn cách thông báo như thế nào vừa thuận lợi cho gia đình, vừa thể hiện được sự tôn trọng giáo viên cũng là điều nên làm.

Đừng giao hết quyền cho hội phụ huynh

Đừng giao hết quyền cho hội phụ huynh. Xin hãy tham gia các hoạt động của con nếu có thể. Điều đó sẽ mang lại niềm vui lớn lao cho con.

Xin đừng gọi điện cho cô từ ngoài 10h đêm trở đi

Với người giáo viên, phần lớn thời gian trong cuộc sống là dành cho công việc giảng dạy, học sinh và các mối quan hệ với phụ huynh. Vì thế, xin đừng gọi điện cho cô từ ngoài 10h đêm trở đi nếu không phải là việc gì quá cần thiết vì cô cũng cần được nghỉ ngơi, đừng đẩy cô vào tình trạng kiệt sức.

Xin đừng can thiệp về chuyện sắp xếp chỗ ngồi của con trong lớp

Trong lớp hầu hết có nhiều bạn có nhu cầu ngồi bàn trên và cách tốt nhất là giáo viên sẽ luân phiên chỗ ngồi để đảm bảo thị trường và thị lực cho từng em.

Đừng vô tình làm chất xúc tác khiến bé chán học, chán đến trường

Xin đừng nói với các con: Cô giáo dạy thế sai rồi ! / Cho bài này để đánh đố à? / Cho bài gì mà lắm thế! / Thôi đừng có học nữa, tội vạ đâu mẹ chịu. / Con không học mai cô giáo sẽ phạt cho con biết mặt. / Con không làm bài các bạn sẽ lêu lêu con…. Tất cả những điều đó chỉ khiến bé chán học, chán đến trường. Thay vào đó, hãy nhắn tin và nói chuyện với cô và tìm cách giải quyết với con cho ổn thỏa.

Góp ý một cách cẩn trọng và lặng lẽ

Trường học là nơi cần yên tĩnh. Trẻ em cần một môi trường “chân không” để lớn lên lành mạnh. Vì thế những góp ý nếu có xin hãy làm cẩn trọng và lặng lẽ như viết thư chẳng hạn.

Đừng đeo đồ trang sức cho con

Xin đừng đeo đồ trang sức có giá trị cho con đến lớp. Ăn mặc cho bé đơn giản, thoải mái, sạch sẽ, thơm tho. Đừng bèo nhún nhiều, đừng đi những đôi giày quá khó cởi, những dụng cụ quá khó dùng.

Giáo dục không phải “vì tiền”

Xin đừng nghĩ đã nộp tiền rồi muốn yêu cầu gì cô cũng phải làm theo. Và nếu cô không làm thì lại nghĩ: Chưa “chăm sóc” cô đủ. Trường học làm dịch vụ 1 cách ” đặc biệt ” hơn các môi trường khác.

Xin đừng chỉ đạo

Đưa con đến trường, trao con vào tay cô, xin bạn đừng chỉ đạo nữa: Con đứng chỗ này đi. Đừng chơi với nó. Sao cứ lì mặt ra thế… cô giáo khó xử lắm.

Và cũng xin đừng tụ tập đứng thành từng nhóm chỉ để bình luận bỉ bôi các cô thậm chí còn gọi các cô là “con ấy”. Nó thực sự là thiếu tính giáo dục.

“Trăm sự nhờ thầy” là câu không hoàn toàn đúng

Không có đứa trẻ nào phát triển hài hòa, nhân hậu, trong sáng, ham học hỏi mà chỉ hoàn toàn nhờ vào nhà trường. Chuyện cha mẹ “khoán trắng” con cho nhà trường không thiếu, con không học cũng tại cô tại thầy, con không ngoan cũng tại thầy cô dạy dỗ, con hư cũng “trăm sự nhờ thầy cô”… mà phụ huynh không biết rằng giáo dục gia đình mới là giáo dục nền tảng.

Dân gian ta cũng hay nói rằng “Con hư tại mẹ”, trong trường hợp những học sinh có bố mẹ như vậy làm sao nên người nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo từ chính gia đình mình. Giáo dục nhà trường không tách rời giáo dục gia đình mà luôn muốn thống nhất các quan điểm trong cách dạy trẻ nên người.

Thiết nghĩ rằng, quý phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm lớp để giáo dục con em mình một cách tốt nhất.

Rất cần sự đồng hành của quý phụ huynh để những giọt nước mắt của những người tận tụy với nghề thôi rơi.

Đừng quà cáp, “hối lộ” cô giáo

Những ngày lễ tết, xin đừng mang chút quà rồi dúi vào tay cô vội vàng sau giờ tan học. Nhận cũng dở mà không nhận cũng dở. Giáo viên không mong muốn sự thiếu công bằng trong lớp học chỉ vì những món quà.

Ngày nay mọi thứ dễ dàng quy đổi ra “thóc” và tình thầy trò lắm lúc cũng sặc mùi tiền. Nhiều người thản nhiên phán 20-11 là “mùa thu hoạch” của thầy cô. Điều ấy không sai khi mà người người nườm nượp quà cáp, phong bao, phong bì gói ghém cẩn thận mang đến tặng cô.

Buồn cười là nhiều phụ huynh xây cho mình một “tháp ngà” trong suy nghĩ rằng không tặng quà con mình sẽ bị phân biệt đối xử. Thế là cứ đến ngày tri ân hay mỗi dịp lễ tết đều “vác” quà đến nhà thầy và yên tâm với việc mình đã hoàn thành “nghĩa vụ” với thầy cô.

Xin phụ huynh nhớ rằng dạy dỗ trò là trách nhiệm của người thầy. Tình yêu nghề và cái tâm trong sáng của người thầy sẽ là một ngọn đuốc soi đường để mỗi người đứng trên bục giảng cầm viên phấn trắng chẳng chút bận lòng rằng trò này có đi quà, trò kia chẳng tặng quà!

Nếu có thể, xin hãy cố gắng mỉm cười chào cô lúc đưa con đến và cho con về. Nếu cảm ơn cô vì đã dành một ngày ở bên con thì càng tuyệt vời biết bao nhiêu. Nó giá trị hơn bất kì món quà nào.

Đừng làm cho môi trường nhà trường trở nên tối tăm, u ám bởi những suy nghĩ tiêu cực

Mong mọi người hiểu, không phải thầy cô nào cũng xấu, không phải thầy cô nào cũng chăm chăm bắt con đi học thêm, cũng chăm chăm chờ quà từ phụ huynh. Đừng làm cho môi trường nhà trường trở nên tối tăm, u ám.

Xin hãy đi họp các cuộc họp phụ huynh 1 cách đầy đủ và đúng giờ.

Họp phụ huynh chủ yếu thu tiền, thôi tôi không đi họp, chị cứ đi xem thử năm nay đóng bao nhiêu rồi về bảo chúng tôi, đóng đủ tiền thì thầy cô chẳng trách đâu’…

Nên nhớ rằng, mục đích của những cuộc họp phụ huynh là để tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường nhằm thảo luận tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh, chứ không phải là những cuộc họp “tiền đâu”. Vì thế xin hãy đi họp các cuộc họp phụ huynh 1 cách đầy đủ và đúng giờ.

Trẻ đến trường đâu chỉ đến trường để ngồi yên một chỗ, xin hãy hiểu điều đó

Các con khi từ trường về thường sẽ trong bộ dạng xộc xệch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chân tay xây xước, đầu bù tóc rối. Đừng băn khoăn về điều đó vì các con đâu chỉ đến trường để ngồi yên một chỗ.

Đừng quá nuông chiều con

Trẻ em không phải lúc nào cũng chỉ có nhẹ nhàng cũng có khi cần phạt, cần tuân theo nguyên tắc. Xin đừng coi con mình là “cành vàng lá ngọc” hễ cô vừa có biện pháp là đã đau khổ rồi trách móc. Việc phụ huynh liên tục gây khó dễ và cản trở sẽ khiến giáo viên mệt mỏi và đồng thời, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến việc giáo dục con họ.

Related Posts

Leave a Reply